Biểu đồ nến có nguồn gốc từ Nhật Bản hơn 100 năm trước khi phương Tây phát triển các biểu đồ thanh và ca-rô. Vào những năm 1700, một người Nhật có tên Homma đã phát hiện ra rằng, trong khi có mối liên hệ giữa giá cả và cung – cầu gạo, thị trường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cảm xúc của thương nhân.
Nến thể hiện cảm xúc bằng cách trực quan thể hiện cho kích thước của sự di chuyển giá với các màu sắc khác nhau. Các trader sử dụng nến để đưa ra quyết định giao dịch dựa trên các mô hình xảy ra thường xuyên giúp dự báo hướng ngắn hạn của giá.

Trước khi có biểu đồ nến, biểu đồ đường cũng được sử dụng nhiều trong các phân tích để xem xét biến động giá tuy nhiên hiện tại vì các vấn đề phức tạp của thị trường và sự biến động liên tục, biểu đồ nến thường được ưu tiên sử dụng hơn cả trong các thị trường tài chính hiện nay.
Biểu đồ nến thông thường được bao gồm nhiều nến được xem xét trong từng khung thời gian giao dịch khác nhau khi ta xem xét.

Đặc điểm của nến
Cấu tạo của nến gồm có phần thân nến (body) và bóng nến (wick). Phần thân nến thể hiện lực mua bán, bóng nến thể hiện mức giá cao nhất hoặc thấp nhất trong phiên giao dịch, mỗi nến có thể bao gồm cả phần thân nến và bóng nến hoặc không bao gồm một trong hai phần. Nến có thể bao gồm nến trắng – đen hoặc xanh – đỏ thể hiện lực mua – bán của các bên trong thời gian giao dịch.
- Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa thể hiện sức mua sẽ tạo nến xanh (hoặc nến trắng)
- Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa sẽ thể hiện sức bán sẽ tạo nến đỏ (hoặc nến đen)
- Thân nến hình chữ nhật thể hiện sức mua/bán của phiên giao dịch. Thân nến càng dài càng thể hiện biến động lớn trong khoảng thời gian giao dịch.
- Bóng nến là các đường thẳng thể hiện mức giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian giao dịch (trường hợp không có bóng nến thân nến biểu thị mức giá đóng hoặc mở cửa là cao nhất hoặc thấp nhất trong kỳ giao dịch).

Biểu đồ nến khác biệt với các dạng biểu đồ khác
Trong phân tích kỹ thuật, ngoài nến còn có các dạng biểu đồ đường, thanh, ca-rô được sử dụng tuy nhiên với các đặc điểm của nó, biểu đồ nến thể hiện sự hiệu quả hơn so với các dạng biểu đồ còn lại:
- Biểu đồ đường thường thể hiện một mức giá đóng cửa hoặc mở cửa mà không thể hiện điểm giá mạnh nhất hoặc thấp nhất;
- Biểu đồ dạng ca-rô tập trung thể hiện lực mua bán do đó sẽ khó theo dõi thời gian trong lịch sử giá;
- Biểu đồ dạng thanh thông thường phù hợp với việc phân tích trong các khung thời gian nhỏ hơn là phân tích liên tục trong các khung lớn cũng như đưa ra chiến lược giao dịch.

Mặc dù có nhiều thuận lợi tuy nhiên việc sử dụng biểu đồ nến cũng cần chú ý liên quan đến các ngưỡng giá thể hiện lực mua và lực bán không được thể hiện rõ ràng như một số dạng biểu đồ khác. Việc sử dụng biểu đồ nến phải đi liền với việc sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật khác như chỉ báo, kiểu mẫu giao dịch để việc xác định xu hướng và các mức giá cần xem xét được dễ dàng hơn.
Cách thức sử dụng biểu đồ nến
Như đã nói ở trên, vì bản thân biểu đồ nến không làm nổi bật các mức giá, do đó để việc sử dụng biểu đồ nến được hiệu quả có thể xem xét trong các mô hình hoặc bằng các kiểu mẫu cùng với các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự cùng với các chỉ báo kỹ thuật khác nhau.
Xem xét trong các mô hình nến
Khi xem xét nến thông thường chúng ta có thể xem xét nến trong các mô hình nến để dự đoán diễn biến thị trường đang ở xu hướng đảo chiều tăng / giảm hoặc tiếp tục xu hướng
Các mô hình nến đảo chiều tăng / giảm hiện tại có thể xem xét là mô hình nến búa (hammer), nến búa ngược (inverted hammer), sao mai (morning star); sao băng (shooting star), sao hôm (evening star); các mô hình có thể thể hiện đảo chiều mua / bán như là mô hình harami, ba cây nến.

Kết hợp mức hỗ trợ/kháng cự và các mô hình
Mức hỗ trợ/kháng cự được xem xét cùng với các mô hình giá như sóng Elliot, mô hình vai đầu vai, cốc và tay cầm,… đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đưa ra các quyết định liên quan đến giá. Mỗi mô hình sóng có những đặc điểm riêng do đó cần phải xem xét sử dụng mô hình phù hợp các chiến lược phân tích hoặc trong từng thời điểm để có những quyết định hợp lý trong giao dịch
Fibonacci cùng với các chỉ báo
Fibonacci giúp hỗ trợ xem xét các mức giá đã có để có thể đưa ra những dự đoán tương lai. Các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật khá đa dạng, có thể kể đến các chỉ báo được các trader sử dụng khá thường xuyên như Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), Dải Bollinger Band, Chỉ báo phân kỳ hội tụ (MACD), các chỉ báo khối lượng… để đưa ra các quyết định giao dịch.

Như vậy qua đây mình đã giới thiệu mọi người tổng quan nội dung về nến và biểu đồ nến. Nếu có phần thông tin nào chưa rõ mọi người có thể tham gia thảo luận như thông tin ở dưới nhé.
Xem thêm: Tradingview Là Gì? Tổng Quan Sử Dụng Tradingview Cho Người Mới Bắt Đầu
(*) Bài viết có sử dụng một số thông tin tài liệu tham khảo như sau:
– Understanding Basic Candlestick Charts; theo Investopedia.com
– Point and figure chart – Giới thiệu biểu đồ ca-rô huyền thoại; theo traderviet.com
– Các dạng biểu đồ phân tích kỹ thuật trong chứng khoán – CophieuX; theo cophieux.com
– Tìm hiểu về mô hình nến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, theo thebank.vn
– 3 LOẠI BIỂU ĐỒ PHỔ BIẾN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT, theo Saga.vn
Leave a Reply