Khi nhắc đến Stablecoin thì đa số mọi người đều liên tưởng đến Tether (USDT) và nghĩ rằng Stablecoin là tiền điện tử được quy đổi giá trị 1:1 bởi đồng Đô-la Mỹ.
Tuy nhiên, sự thật không phải thế. Trong thị trường tiền điện tử tồn tại nhiều loại Stablecoin khác nhau và USDT chỉ là một trong hàng chục đồng Stablecoin hiện có trên thị trường.
Trong bài viết này, MCG Capital sẽ cùng mọi người đi tìm hiểu chi tiết về Stablecoin là gì? Có bao nhiêu loại Stablecoin trên thị trường tiền điện tử hiện tại?
Stablecoin Là Gì?
Stablecoin là một loại tiền điện tử có mức giá cố định ít bị ảnh hưởng của sự biến động giá, giá trị thị trường của Stablecoin thường được gắn chặt với giá của một tài sản cố định, như USD. Đồng tiền này phải có tính toàn cầu, ít biến động và không phụ thuộc vào một ngân hàng trung ương nào.
Để làm được điều đó, giá trị của Stablecoin thường sẽ neo theo một loại tài sản có giá trị ổn định khác như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…) hoặc có thể là một đồng tiền điện tử khác.
Các đặc tính cần thiết của một Stablecoin:
- Giá cả phải ổn định.
- Có khả năng mở rộng.
- Tính bảo mật cao.
- Phi tập trung.
Tại sao lại cần Stablecoin?
Stablecoin được xuất hiện để giải quyết vấn đề lớn nhất trong thị trường tiền điện tử hiện tại. Đó chính là sự biến động (volatility).
Đối với trader hay investor họ có thể chuyển tài sản sang stablecoin để tránh khỏi sự biến động (volatility) của tiền điện tử mà không cần nhất thiết phải đổi sang Fiat.
Đối với các cửa hàng, công ty khó lòng nào chấp nhận thanh toán bằng 1 loại Tiền điện tử với sự biến động 20-30% giá trị trong một thời gian ngắn. Chính điều này, đã khiến việc chấp nhận rộng rãi của tiền điện tử trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Điều đó, khiến cho Stablecoin có tầm quan trọng như một chiếc cầu nối giữa thị trường điện tử với thị trường tài chính truyền thống.
Việc chuyển đổi từ Fiat sang tiền điện tử được dễ dàng hơn rất nhiều khi có sự xuất hiện của Stablecoin.
Như Erik Voorhees, CEO của Shapeshift đã nhận định rằng:
“ Stablecoins are important in the same way that a bridge is important. You may not care much about the bridge, but without it, the beautiful land beyond is much harder to get to”.
Các Loại Stablecoin Trong Thị Trường
Loại 1: Fiat — Collateralized
Nếu bạn muốn xây dựng một Stablecoin, thì nên bắt đầu với loại này. Đây là kiểu Stablecoin đơn giản và truyền thống, chỉ đơn thuần tạo ra 1 tiền điện tử theo kiểu “Tôi đưa cho bạn 1 đồng Crypto, bạn đưa cho tôi lại 1 USD và bạn có thể chuyển đổi Crypto này thành USD bất cứ kì nào bạn muốn“.
Bạn sẽ gửi số USD này vào một tài khoản ngân hàng và phát hành Stablecoin theo tỉ lệ 1:1 tương ứng với số Dollar. Khi người dùng muốn chuyển đổi Stablecoin của họ thành USD, bạn tiêu hủy Stablecoin của họ và chuyển trả lại USD.
Stablecoin này chắc chắn sẽ được giao dịch ở mức 1$ — nó giống hình thức đại diện kỹ thuật số của USD hơn là một tài sản cố định giá trị vào USD. Tuy nhiên nó cũng sẽ có tăng và giảm, Vì thế mà USDT – Giá đang giao động khoảng 1 USDT = 0.97 – 0.99 USD – một stablecoin nổi tiếng mà chắc ai ai chơi crypto cũng biết, đã vướng tới scandal là đã tự in USDT và làm giả bảo chứng trong ngân hàng, in hàng trăm triệu USDT,…
Quay trở lại với StableCoin, Đây là hình thức đơn giản nhất của Stabelcoin. Nhưng khi sử dụng Stablecoin loại này, nó yêu cầu chúng ta phải tin tưởng một trung tâm lưu trữ và trung tâm này phải xứng đáng để tin tưởng. Nếu bạn muốn đạt được sự tin tưởng cao hơn, bạn phải thuê một kiểm toán để kiểm tra trung tâm này, và điều này sẽ tốn rất nhiều tiền.
Stablecoin sẽ tốn nhiều chi phí và cần sự tin tưởng nhưng nó là một hình thức Stablecoin có sức mạnh về giá. Stablecoin loại này sẽ đứng vững trước bất kì biến động nào của thị trường Crypto, bởi vì tất cả chúng đều được đảm bảo bởi lượng tiền pháp định đang được dự trữ và cho dù thị trường Crypto có sụp đổ thì Stablecoin này cũng miễn nhiễm. Đây là đặc điểm duy nhất mà chỉ Stablecoin loại này có.
Mô hình đảm bảo bởi tiền pháp định này phải được quy định chặt chẽ và bị ràng buộc bởi những hình thức thanh toán cũ. Nếu bạn muốn chuyển đổi Stablecoin thành tiền pháp định, bạn phải trải qua các giai đoạn kiểm tra danh tính, gửi mail xác nhận,… một quá trình chậm và tốn kém.
Ưu điểm
- 100% cố định giá.
- Đơn giản.
- Tránh được các rủi ro về hack, bởi vì các tài sản đảm bảo không tồn tại trên Blockchain.
Nhược điểm
- Tập trung — cần sự tin tưởng vào một trung tâm lưu trữ ( sẽ có các rủi ro về trộm cắp, rủi ro đạo đức ).
- Quá trình chuyển đổi chậm và tốn nhiều chi phí.
- Cần một kiểm toán để đảm bảo sự minh bạch.
Đây chính là bản chất của USDTether mà chúng ta đang sử dụng, tuy nhiên USDT vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi khi có nhiều thông tin cho rằng Tether không có đủ lượng tiền Fiat (pháp định) để đảm bảo cho số USDT họ phát hành. Một đồng Stablecoin khác là TUSD (TrueUSD) cũng đang nỗ lực làm những điều tương tự như USDT nhưng với cách thức minh bạch hơn. Digix Gold cũng có mô hình tương tự, chỉ có một khác biệt tài sản thế chấp là vàng thay cho USD.
Loại 2: Stablecoin được thế chấp bởi Crypto
Nếu bạn không muốn dính dáng đến các hình thức thanh toán truyền thống thì Stablecoin loại này sẽ là sự lựa chọn hợp lý. Chúng ta chỉ tái tạo lại tiền thì tại sao lại cần tới ngân hàng và các đồng tiền được chính phủ bảo trợ ?
Nếu chúng ta không sử dụng tiền pháp định, thì ta có thể xóa bỏ sự tập trung ở Stablecoin. Đây là một ý tưởng hoàn toàn tự nhiên: chúng ta vẫn làm như Fiat-collateralized stablecoin nhưng thay vì USD, chúng ta sử dụng một loại Cryptocurrencies làm tài sản đảm bảo. Khi làm theo kiểu này thì mọi thứ đều diễn ra trên Blockchain, không cần tới sự xuất hiện của tiền pháp định, ngân hàng hay một trung tâm lưu trữ.
Tuy nhiên, giá Crypto biến động liên tục, điều này đồng nghĩa giá trị tài sản thế chấp của chúng ta sẽ biến động, vậy thì bằng cách nào Stablecoin được thế chấp bởi Crypto lại giữ nguyên giá trị của mình ? Chỉ có duy nhất một cách để giải quyết điều này: thế chấp nhiều hơn.
Quá trình thế chấp sẽ diễn ra như thế này: bạn gửi vào 200$ ETH và nhận lại được 100 Stablecoin có giá trị 1$. Số Stablecoin bạn nhận đã được thế chấp 200% (200$ đổi lấy 100$). Cho dù giá Ether có giảm 25% thì Stablecoin của bạn vẫn đang được thế chấp bằng lượng Ether có giá trị 150$, vậy nên mỗi Stablecoin vẫn giữ nguyên mức giá 1$. Nếu bạn muốn thanh lý, hệ thống sẽ trả lại 100$ bằng Ether cho người sở hữu số Stablecoin và 50$ còn lại được hoàn trả cho người gửi ban đầu.
Stablecoin kiểu này nghe có vẻ không được hấp dẫn lắm khi chúng ta phải mất tận 200$ thế chấp chỉ để nhận lại được 100$. Tuy nhiên, Stablecoin loại này có 2 ưu điểm đáng để người dùng lựa chon: Thứ nhất, bạn có thể trả lãi cho người phát hành (hệ thống các miner). Thêm vào đó, bạn có thể lợi dụng Stablecoin để làm đòn bẩy cho mình. Người gửi khi khóa 200$ Ether sẽ nhận lại được 100$ Stablecoin, nếu người gửi dùng 100$ để tiếp tục mua Ether họ sẽ sở hữu tổng tài sản là 300$ được đảm bảo bằng 200$ thế chấp. Nếu giá Ether tăng gấp đôi, họ sẽ có khoản lời là 300$ thay vì 200$ khi nắm giữ Ether.
Khi giá của tài sản thế chấp giảm quá thấp thì Stalecoin sẽ bị thanh lý. Tất cả quá trình sẽ được thực hiện bằng Blockchain, hoàn toàn tự động và phi tập trung.
Ưu điểm
- Phi tập trung
- Có thể chuyển đổi Stablecoin sang tài sản Crypto thế chấp một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí
- Rất minh bạch
- Có thể sử dụng làm đòn bẩy
Nhược điểm
- Sẽ tự động thanh lý Stablecoin khi giá tài sản thế chấp giảm vượt ngưỡng cho phép
- Biến động giá cao hơn hình thức thế chấp bằng Fiat.
- Bị ràng buộc vào “sức khỏe” của một đồng Crypto.
- Không đạt được hiệu quả trong sử dụng vốn.
- Phức tạp nhất trong 3 loại.
Stablecoin đầu tiên sử dụng hình thức này là BitUSD (được thế chấp bởi BitShare), được xây dựng bời Dan Larimer vào năm 2013. Tuy nhiên, đồng DAI của MakerDAO lại phổ biến hơn và được xem là Crypto- Collateralized Stablecoin hứa hẹn nhất, được thế chấp bởi Ether.
Vitalik Buterin đã có một đề xuất thú vị cho mô hình này bằng cách sử dụng CDOs làm tài sản thế chấp để phát hành Stablecoins.
Loại 3: Stablecoin không cần tài sản thế chấp
Khi bạn lấn sâu hơn vào thế giới Crypto, sau cùng bạn sẽ đặt câu hỏi “liệu có chắc chắn rằng chúng ta phải có tài sản thế chấp để bắt đầu ?” Sau tất cả, Stablecoin cũng là một trò chơi được sắp đặt ? Những người kinh doanh chênh lệch giá chỉ cần tin tưởng rằng số coin đó được giao dịch ở mức giá 1$. Mỹ đã từng rời bỏ chế độ bản vị vàng và không còn sử dụng bất kì tài sản đảm bảo nào cho đồng USD nữa. Một đồng tiền hoạt động ổn định như USD lại không cần tới tài sản đảm bảo vậy Stablecoin có thể làm được mô hình tương tự hay không ?
Hình thức này có vẻ hay nhưng làm cách nào chúng ta có thể đảm bảo rằng sẽ duy trì được sự cố định ?
Seinorage Shares — một mô hình được phát mình bởi Robert Sams vào năm 2014, dựa trên một ý tưởng đơn giản. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta biến Smart Contract trở thành một ngân hàng trung ương ? Các chính sách tiền tệ được quy định trong Smart Contract này chỉ có duy nhất một nhiệm vụ : phát hành một đồng tiền mà nó sẽ được giao dịch ở mức giá 1$.
Okay, nhưng làm sao chúng ta có thể đảm bảo giá trị của đồng tiền ấy khi thực hiện giao dịch ? Đơn giảm lắm, chúng ta chỉ việc phát hành và kiểm soát lượng cung tiền tệ.
Hãy hình dung một ví dụ thế này: Giả sử đồng Stablecoin này đang được giao dịch ở mức giá 2$. Trong trường hợp này giá của đồng tiền trở nên quá cao hoặc có thể nói một cách khác là lượng cung quá thấp. Để đối phó với trường hợp này, Smart Contract sẽ tăng số lượng đồng Stablecoin tung ra thị trường bằng cách sản xuất thêm và bán đấu giá trên thị trường mở, tăng lượng cung đến khi nào giá trở về mức 1$. Trường hợp này Smart Contract sẽ nhận được lợi nhuận từ việc phát hành tiền. Trong lịch sử, khi một chính phủ phát hành thêm tiền thì thu nhập từ hoạt động này được gọi là Seignorage.
Nhưng khi đồng tiền này được giao dịch tại mức giá quá thấp 0,5$ chẳng hạn, chúng ta không thể thu hồi lại lượng Stablecoin đang lưu hành, vậy chúng ta giảm cung tiền bằng cách nào ? Chỉ có một cách duy nhất để giải quyết vấn đề này: mua lại Stablecoin trên thị trường để giảm cung. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Seigniorage không đủ để mua số lượng Stablecoin yêu cầu. Trường hợp này Seignorage Shares sẽ giải quyết: thay vì sử dụng Seigniorage, tôi sẽ phát hành cổ phần cho phép người mua được hưởng Seigniorage trong tương lai. Lần kế tiếp tôi phát hành tiền và thu được Seigniorage, các cổ đông sẽ được chia phần.
Hay nói bằng cách khác, nếu Smart Contract không có đủ tiền để mua lại số lượng Stablecoin cần thiết trên thị trường và bởi vì tôi dự đoán rằng nhu cầu về Stablecoin này sẽ gia tăng trong tương lai và Smart Contract sẽ có nhiều đợt phát hành thêm để đáp ứng nhu cầu này, nên tôi quyết định sẽ mua Future Seigniorage để nhận được lợi nhuận trong tương lại. Điều này sẽ giúp lượng cung tiền giảm và giá của Stablecoin duy trì ở mức 1$. Đây chính là ý tưởng chính của Seignorage Shares và cũng chính là ý tưởng của Stablecoin không cần tài sản thế chấp.
Nếu bạn nghĩ rằng Seigniorage Shares nghe có vẻ quá điên rồ thì cũng bình thường thôi, rất nhiều người cũng như vậy. Nhiều cá nhân chỉ trích rằng mô hình này tương tự với mô hình đa cấp kim tự tháp. Stablecoin được chống đỡ bởi việc phát hành lời hứa về tăng trưởng trong tương lai. Sự tăng trưởng này chỉ được đảm bảo nếu trong tương lai có nhiều người tham gia vào mô hình này. Nếu mô hình này không tăng trưởng, thì nó cũng không thể duy trì được giá.
Seiniorage Shares có khả năng chống chịu được áp lực đi xuống trong một khoảng thời gian, tuy nhiên nếu áp lực bán kéo dài đến một thời điểm nào đó các trader mất niềm tin rằng số cổ phần mình mua sẽ đem lại lợi nhuận trong tương lai, điều này sẽ tiếp tục đẩy giá xuống và kích hoạt sự hoảng sợ của cả cộng đồng.
Phần đáng sợ nhất của hệ thống này là khó để phân tích. Hệ thống sẽ chịu đựng được tới mức nào? Hệ thống sẽ chống chịu được bao lâu? Liệu có “cá mập” hay người trong cuộc nào đó sẽ chống đỡ sự trượt giá?
Stablecoin không có tài sản đảm bảo rất dễ bị tổn thương với những biến động của thị trường, trong trường hợp thì trường suy giảm mạnh. Stablecoin phải cần một sự hỗ trợ thanh khoản ban đầu cho đến khi nó đạt được sự cân bằng. Cuối cùng sự tồn tại của Stablecoin không có tài sản thế chấp được quyết định bởi niềm tin của các trader, nếu họ tin hệ thống sẽ tồn tại thì niềm tin ấy sẽ được lan truyền và đảm bảo cho sự tồn tại của hệ thống.
Stablecoin không có tài sản đảm bảo là một thiết kế chứa đựng nhiều tham vọng nhất. Nó là một thiết kế vô cùng thú vị, nếu ý tưởng này thành công thì sẽ thay đổi thế giới hoàn toàn, nhưng nếu nó thất bại thì còn thảm khốc hơn.
Ưu điểm
- Không cần tài sản đảm bảo.
- Phi tập trung và độc lập.
Nhược điểm
- Yêu cầu sự tăng trưởng đều đặn.
- Dễ bị tổn thương nhất khi thị trường suy giảm.
- Khó để phân tích sự an toàn của hệ thống.
- Phức tạp.
Xu hướng của Stablecoin 2020
Trước khi nhắc đến xu hướng Stablecoin trong 2020, chúng ta cùng nhắc lại một chút về sự hình thành và phát triển của hệ sinh thái Stablecoin từ những năm 2013 cho đến nay.
Như biểu đồ bên dưới, anh em có thể thấy rằng Stablecoin thật sự bùng nổ vào năm 2018 với hơn 36 dự án Stablecoin liên tiếp được tung ra thị trường chiếm hơn 54% tổng số Stablecoin hiện tại.
Dự đoán năm 2020 vẫn sẽ là một năm phát triển mạnh của Stablecoin với sự tham gia từ những ông lớn như JPM Coin của ngân hàng J.P.Morgan hay Libra của Facebook.
Kết Luận
Mình tin rằng sau khi đọc đến đây, chắc hẳn anh em cũng đã nắm rõ những thông tin cần thiết và cơ bản nhất về Stablecoin
MCG Capital đã đưa ra những khái niệm, phân tích rõ ràng về StableCoin để giúp độc giả hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và ý nghĩa của các StableCoin trên thị trường tiền điện tử cũng như phân tích các StableCoin sẽ ảnh hưởng thế nào tới thị trường tiền điện tử Việt Nam.
Nếu bạn là người mới, chưa hiểu rõ về thị trường tiền điện tử. Bạn có thể đọc các bài viết Tại Đây.
Đừng quên tham gia thảo luận cùng các anh em khác về những vấn đề anh em quan tâm tại MCG Capital.
Leave a Reply