Tradingview là một nền tảng cung cấp cho các trader các phương tiện để xem xét lịch sử, theo dõi diễn biến và dự đoán giá cả tương lai cho các thị trường tài chính, từ forex, chứng khoán đến crypto. Được thành lập khoảng năm 2011, tính đến ngày 01/5/2020, theo như Tradingview tự thống kê, đã có 7.491.083 nhà đầu tư sử dụng nền tảng với 4.234.945 ý tưởng được xuất bản và 22.034.653 đồ thị được tạo ra. Những con số đã thể hiện đây là một công cụ quyền lực mà những người tham gia giao dịch tài chính cần biết.
Trong bài viết hôm nay, MCG Capital sẽ giới thiệu cho mọi người những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến Tradingview – một nền tảng cần thiết cho các trader và holder crypto để theo dõi giá cũng như đưa ra các dự đoán cho diễn biến thị trường.
Giao diện chung của Tradingview
Giao diện chung của Tradingview khi chưa vào giao diện đồ thị cụ thể thể hiện các thông tin để người dùng tùy chọn khi chưa đăng nhập:
- Thông tin một số cặp giao dịch các thị trường (trên cùng)
- Ngôn ngữ (góc bên trái dưới thanh thông tin các thị trường chung): Có thể chọn 1 trong 21 ngôn ngữ (Tradingview có tùy chọn Tiếng Việt)
- Khung Ticker (Các tùy chọn Ý tưởng giao dịch / Ý tưởng đào tạo / Scripts / Người): Khi không chỉnh ở mục này các kết quả hiện qua khi tìm kiếm thông tin mặc định ở Ý tưởng giao dịch.
- Khung Search: cho phép tìm kiếm cặp giao dịch, khi sử dụng thanh search cần chú ý sàn giao dịch sẽ sử dụng
- Mục Ý tưởng: Cho phép chọn xem các ý tưởng được xuất bản dựa trên các công cụ phân tích kỹ thuật
- Mục Thị trường: Cho phép chọn xem theo từng loại thông tin thị trường
- Mục Script: Hiển thị các đoạn thông tin về các chỉ báo
- Mục Bộ lọc: Cho phép chọn các loại thông tin muốn xem
- Mục Nhà môi giới: Các bên môi giới mà Tradingview có thể kết nối để trader giao dịch
- Mục Biểu đồ: thường sẽ chuyển biểu đồ một cặp giao dịch của thị trường chứng khoán khi chưa đăng nhập
- Mục Thêm nữa: Có thể xem xét các vấn đề tính năng, cách thức hoạt động, trả phí, vấn đề giới thiệu bạn, quy tắc chung.
Ở giao diện chưa đăng nhập người dùng vẫn có thể xem các ý tưởng tuy nhiên không thể truy xuất các tính năng và xem xét biểu đồ của riêng mình với các kiểu mẫu, chỉ báo.
Để có thể sử dụng được các tính năng trên đồ thị để xem xét và dự đoán giá, người dùng cần đăng nhập vào một tài khoản đã tạo trên Tradingview.
Tạo và thiết lập tài khoản
Tạo tài khoản giao dịch
Để tạo tài khoản giao dịch, mọi người vào Tradingview.com, từ giao diện chính chọn Tham gia miễn phí.
Điền Email -> Mật khẩu -> Click chọn Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoản sử dụng và Quyền riêng tư và Chính sách Cookies. -> Xác nhận không phải người máy và bấm nút Đăng ký
(Có thể click chọn thêm Tôi muốn được thông báo về tin tức, sự kiện, cập nhật và ưu đãi đặc biệt trên Tradingview để nhận email khi có các chương trình này).
Sau khi chọn đăng ký xong, sẽ có email gửi link xác nhận về email đăng ký, mọi người có thể click vào link đó để xác nhận tài khoản và bắt đầu sử dụng nhé.
Các loại tài khoản
TradingView cung cấp 4 loại Tài khoản với các cấp độ tính năng và phí tăng dần, một số vấn đề cần lưu ý với bốn phiên bản này như sau:
- Phiên bản miễn phí: Sử dụng 01 chỉ báo tại một thời điểm, một thiết bị được truy cập tại một thời điểm;
- Phiên bản Pro: Sử dụng tối đa 05 chỉ báo tại một thời điểm, một thiết bị được truy cập tại một thời điểm, giá 14,95 USD/tháng
- Phiên bản Pro+: Sử dụng tối đa 10 chỉ báo tại một thời điểm, hai thiết bị được truy cập cùng lúc, giá 29,95 USD/tháng
- Phiên bản Premium: Không giới hạn số lượng chỉ báo tại một thời điểm, năm thiết bị được truy cập cùng lúc, giá 59,95 USD/tháng.
Mọi người có thể xem xét chi tiết các nội dung liên quan đến các phiên bản tại đây thêm nhé.
Thông thường khi nâng cấp từ gói thành viên theo tháng lên theo năm, Tradingview sẽ có các chương trình giảm giá hoặc có những đợt giảm giá nhiều vào những tháng cuối năm.
Có thể sử dụng tài khoản các phiên bản tính phí trong 01 tháng thử trước khi trả phí cho Tradingview.
Tùy chỉnh hồ sơ
Các thông tin hiển thị có thể được thay đổi trong mục Tùy chỉnh hồ sơ như:
- Tên hiển thị: Chỉ được chọn thay đổi 01 lần duy nhất
- Có thể thay đổi tên, họ, số điện thoại
Tradingview cũng đồng thời liên kết tài khoản Tradingview với tài khoản Twitter hoặc thông tin website công ty / dự án.
Để có thể sử dụng biểu đồ trên Tradingview trước hết chúng ta cần hiểu về cấu tạo danh mục biểu đồ của Tradingview.
Cấu tạo danh mục biểu đồ của TradingView
Về cơ bản, TradingView có thiết kế khá thân thiện với các phần được bố cục rõ ràng có thể chia làm 05 phần:
Ngoài ra, các bạn có thể xem qua video của MCG Capital
Phần 1: Khu vực Thanh công cụ trái (Left Toolbar)
Ở đây chứa toàn bộ các công cụ vẽ và đo lường do TradingView cung cấp. Tuy nhiên, để sử dụng những công cụ này một cách hoàn chỉnh anh chị cần phải tìm hiểu và hiểu về phân tích kỹ thuật.
Phần 2: Khu vực Thanh công cụ phía trên (Top Toolbar)
Nơi này chủ yếu được TradingView tích hợp các công cụ liên quan đến chỉ báo, các loại nến. Tức là nếu ở phần 1 sẽ phải tự vẽ, tự đo khi dùng các công cụ, thì tại phần 2 là nơi chứa các chỉ báo sẵn có nếu muốn sử dụng chỉ cần tích hợp trong biểu đồ TradingView là xong.
Phần 1 và phần 2 là hai phần hay sử dụng nhiều nhất để chọn các công cụ phù hợp với biểu đồ giao dịch.
Phần 3: Khu vực biểu đồ chính
Đây là khu vực chiếm nhiều diện tích nhất, nơi chứa biểu đồ cũng như hiển thị áp dụng toàn bộ các công cụ, các chỉ báo TradingView cung cấp để phân tích giá khi chúng ta chọn.
Phần 4: Khu vực thanh công cụ bên phải (Right Toolbar)
Đây là nơi giúp cho TradingView trở thành mạng xã hội dành riêng cho trader, chủ yếu tích hợp các công cụ trò chuyện, lịch kinh tế, hay chứa các group nhỏ nơi trader có thể tham gia bàn tán cùng các trader khác.
Phần 5: Khu vực thanh công cụ cuối (Bottom Toolbar)
Phần này chứa các mục có thể giúp các trader truy xuất thông tin từ các sàn giao dịch mà broker có liên kết với Tradingview hoặc ghi chú cho đồ thị giao dịch của mình.
Sử dụng Tradingview trên các thiết bị di động
Tradingview hiện tại cũng có ứng dụng trên hệ điều hành iOS và Android, do đó người dùng có thể tải về và sử dụng như trên phiên bản laptop tuy nhiên các tính năng sẽ bị hạn chế hơn do giao diện sử dụng nhỏ hơn.
Trên đây là những nội dung cơ bản để mọi người hiểu và hình dung cơ bản về tradingview, MCG Capital hy vọng mọi người sẽ nắm được tổng quan cách sử dụng và hiển thị để bước đầu sử dụng Tradingview dễ dàng. Nếu có gì còn thắc mắc hãy tham gia thảo luận thêm cùng nhóm theo thông tin ở bên dưới nhé.
Leave a Reply