Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua từ “Ethereum hoặc ETH” khi mới tìm hiểu về thị trường tiền điện tử. Vậy Ethereum là gì?
Hãy cùng MCG Capital tìm hiểu về Ethereum nhé!
Ethereum Là Gì?
Ethereum là nền tảng điện toán phân tán, mã nguồn mở dựa trên công nghệ Blockchain có khả năng thực thi hợp đồng thông minh (Smart Contract). Ethereum cũng là đồng tiền phổ biến thứ hai sau Bitcoin (BTC)
Ngoài ra Ethereum còn là nền tảng Blockchain, cho phép nhà phát triển xây dựng ứng dụng phi tập trung (DApps) và tự trị tổ chức phi tập trung (Decentralized Autonomous Organizations).
Đồng Ethereum được tạo ra bởi Vitalik Buterin vào năm 2013 với mục đích khắc phục những nhược điểm của Bitcoin.
Ether Là Gì?
Phần lớn chúng ta gọi Ethereum là một đồng tiền mã hoá là không đúng, mà nó bản chất là một nền tảng Blockchain riêng thì đúng hơn, nhưng do mã giao dịch được liệt kê trên CoinmarketCap cũng như các sàn giao dịch đều sử dụng “Ethereum” nên khiến mọi người hiểu như vậy.
Ether mới đúng là một đồng tiền mã hoá trong mạng lưới của Ethereum và ký hiệu là “ETH”
Ether cũng được sử dụng để trả phí và dịch vụ tính toán trên mạng Ethereum.
Điểm Khác Biệt Cơ Bản Giữa Ethereum Và Bitcoin
Về nguồn gốc, Bitcoin được tạo ra như một loại tiền tệ và để lưu trữ giá trị. Còn Ethereum được tạo ra như một nền tảng giao dịch hợp đồng thông minh phân tán.
Lưu ý: Bitcoin cũng có thể xử lý được hợp đồng thông minh, và Ethereum cũng có thể được sử dụng như một loại ngoại tệ.
Ngoài ra, giữa Bitcoin và Ethereum còn có những điểm khác biệt cơ bản sau:
- Thời gian tạo khối Ethereum mới là 14 tới 15 giây thay vì 10 phút trong Bitcoin.
- Việc sử dụng giao thức GHOST giúp giao dịch Ether nhanh hơn Bitcoin.
- Số lượng Bitcoin bị giới hạn ở mức 21 triệu với phần thưởng giảm còn một nửa sau mỗi 4 năm. Còn Ethereum thì không giới hạn số lượng ether. Lượng lạm phát ether hàng năm không được xác định rõ. Các ngân hàng trung ương thường thích Ethereum hơn vì cách phát hành tiền này.
- Phí giao dịch của Ethereum được trả bằng Gas (quy đổi được ra ether), được tính dựa trên khối lượng tính toán, băng thông, lưu trữ. Còn phí giao dịch Bitcoin bị cạnh tranh trực tiếp với nhau để vào được khối của Bitcoin mà bị giới hạn.
- Ethereum cho phép chạy mã Turing-complete, cho phép mọi tính toán được thực thi nếu có đủ khả năng tính toán và thời gian. Tuy nhiên điều này cũng mang lại nhiều rủi ro bị tấn công hơn cho Ethereum so với cấu trúc đơn giản hơn của Bitcoin.
- Có 13% số ether được bán cho lượng người đã tài trợ dự án ban đầu. Còn những người đầu tiên đào Bitcoin nắm giữ số lượng lớn lượng Bitcoin đang phát hành.
- Ethereum chống lại việc sử dụng ASIC như Bitcoin. Người đào Ethereum phải sử dụng card đồ họa vì hàm băm của Ethereum yêu cầu sử dụng bộ nhớ.
- Ethereum chống lại việc đào mỏ tập trung bằng cách sử dụng giao thức Ghost.
- Bitcoin đã có một lịch sử chưa bao giờ can thiệp vào dữ liệu trên sổ cái. Còn Ethereum đã phải chia nhánh sau khi DAO bị tấn công.
Máy Ảo Ethereum
Máy ảo Ethereum (EVM) là một môi trường chạy các hợp đồng thông minh Ethereum. Định nghĩa chính thức của EVM được quy định trong Ethereum Yellow Paper của Gavin Wood. Nó được hoàn toàn cô lập từ mạng, hệ thống tập tin và các quá trình khác cùa hệ thống máy chủ.
Mỗi nút Ethereum trong mạng chạy một EVM và thực hiện các hướng dẫn giống nhau.
Ethereum Virtual Machines đã được lập trình trong C++, Go, Haskell, Java, Python, Ruby, Rust và WebAssembly (hiện đang được phát triển).
Smart Contract (Hợp Đồng Thông Minh) Là Gì?
Smart Contract là một thuật ngữ mà bạn khó có thể hình dung, khó hiểu đối với những người không có kiến thức kỹ thuật.
Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản Smart Contract là một cơ chế trao đổi xác định, được kiểm soát bởi các phương tiện kỹ thuật số nhằm thực thi các giao dịch trực tiếp giữa các thực thể mà không cần sự tin cậy của các bên.
Tương tự như khi ký một hợp đồng trao đổi giá trị kinh tế, chúng ta cần một bên thứ 3 có trách nhiệm hoà giải (Ví dụ: Nhà môi giới, Toà án, Sở đất đai…).
Làm Sao Để Có Được Ethereum?
Theo mình biết hiện tại thì bạn có thể sở hữu Ethereum bằng 3 cách:
- Mua Ethereum: Đơn giản nhất là bạn có thể bỏ tiền ra mua ETH trên các sàn giao dịch, chợ, hoặc các người bán khác.
- Đào Ethereum: Cách này không dành cho những người mới tìm hiểu về Ethereum, nó đòi hỏi bạn phải có kiến thức về mặt kỹ thuật, về máy tính. Bạn sẽ phải đầu tư một số tiền từ vài chục đến vài trăm triệu để mua những chiếc máy đào Ethereum nhằm giải thuật toán phức tạp để nhận phần thưởng là ETH.
- Kiếm Ethereum miễn phí: Cách này cũng được khá nhiều người sử dụng khi rảnh rỗi để kiếm Ethereum trên các trang web, app miễn phí bằng cách chơi trò chơi, xem quảng cáo, đào trực tiếp bằng trình duyệt,…Tuy nhiên, số ETH kiếm được thường rất ít.
Nếu bạn muốn mua ETH có thể mua tại T-Rex, một sàn uy tín, an toàn và miễn phí toàn bộ chi phí. Bạn có thể đọc bài viết chi tiết Tại Đây.
Lưu Trữ Ethereum (ETH) Ở Ví Nào?
Có nhiều lựa chọn khi lưu trữ ETH, dưới đây là một số ví dụ bạn có thể sử dụng để lưu trữ Ethereum:
- Ví Online: Ví Blockchain, Coinbase, MyEtherWallet.
- Ví Lạnh: Ví Ledger Nano S, Trezor.
- Ví sàn: Ví trên sàn như Huobi, Binance, T-Rex
Kết Luận
Qua bài viết này, MCG Capital đã cung cấp cho bạn một vài kiến thức về Ethereum cũng như cách lưu trữ nó.
Ngoài ra nếu bạn là người mới thì còn có thể đọc qua loại bài viết dành cho người mới Tại Đây
Leave a Reply