Trong các bài trước mình đã giới thiệu với mọi người các mô hình nến báo hiệu đảo chiều tăng giá và đảo chiều giảm giá, trong bài viết hôm nay mình sẽ giới thiệu với mọi người một mô hình mới giúp việc giao dịch được diễn ra dễ dàng và cũng được nhiều trader sử dụng là chiến lược giao dịch với inside bar.
Mô hình “inside bar” là gì
Một mô hình “inside bar” là một chiến lược giao dịch theo hành động giá gồm hai nến, trong đó
- Nến nhỏ hơn (inside bar) nằm trong phạm vi từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất của nến trước đó, ví dụ là mức cao thấp hơn mức cao của nến trước đó và mức thấp là cao hơn so với mức thấp của nến trước.
- Vị trí tương đối của nến inside bar có thể ở trên cùng, giữa hoặc dưới cùng của nến trước đó.
- Nến trước inside bar, thường được gọi như là nến mẹ (“mother bar”).
- Vẫn có thể xem xét vị trí mô hình của inside bar trong mô hình nếu nến inside bar có giá mở cửa hoặc giá đóng cửa ngang với giá mở cửa hoặc giá đóng cửa của nến mẹ.
Mô hình nến này thường hình thành sau một động thái mạnh mẽ trong một thị trường, vì nó “tạm dừng để củng cố trước khi thực hiện bước đi tiếp theo”. Tuy nhiên, chúng cũng có thể hình thành tại các bước ngoặt thị trường và hoạt động như các tín hiệu đảo chiều từ các mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng.
Các mẫu hình inside bar
Xét theo vị trí tương đối của các nến inside bar có thể phân chia thành ba kiểu nến thường dùng như dưới đây:

Cách giao dịch với inside bar
Việc giao dịch với inside bar nên xem xét cùng với các chỉ báo kỹ thuật khác. Mô hình Inside bar thể hiện sự do dự của thị trường trong một xu hướng giao dịch do đó không phù hợp khi giao dịch trong thị trường sideway. Dưới đây mình trình bày mô hình giao dịch inside bar thuận và ngược chiều khi thị trường có xu hướng (tăng hoặc giảm).
Giao dịch với Inside bar thuận xu hướng
- Xác định xu hướng của thị trường (đi lên / đi xuống)
- Vào lệnh mua trong trường hợp thị trường tăng, điểm dừng lỗ ở khoảng mức giá thấp nhất của nến mẹ. Vào lệnh bán trong trường hợp thị trường giảm giá, stop loss ở mức giá cao nhất của nến mẹ. Điểm vào lệnh và chốt lời tùy theo phân tích và kỳ vọng của trader cũng như vấn đề quản lý rủi ro lệnh.

Giao dịch inside bar ngược xu hướng
- Xác định xu hướng của thị trường (đi lên / đi xuống)
- Xác định vùng giá của inside bar có thuộc vùng kháng cự / hỗ trợ hay không, nếu không thuộc có thể xem xét thêm các chỉ báo khác và giao dịch thuận chiều xu hướng nếu khối lượng giao dịch vẫn ổn
- Trong trường hợp giá của inside bar ở khu vực hỗ trợ / kháng cự có thể kết hợp xem xét thêm khối lượng giao dịch và các chỉ báo khác để vào lệnh ngược xu hướng thị trường; vào lệnh bán khi inside bar đang ở vùng kháng cự, điểm dừng lỗ là mức giá cao nhất của inside bar đó; vào lệnh mua khi inside bar đang ở vùng hỗ trợ, điểm dừng lỗ là mức giá thấp nhất của inside bar đó. Điểm chốt lời tùy theo phân tích của trader tương quan đến vấn đề quản lý rủi ro.

Trên đây mình đã giới thiệu với mọi người tổng quan về mô hình nến inside bar để xem xét trong giao dịch. Mọi người có thể xem xét và sử dụng mô hình này trong Tradingview cũng như với các mô hình nến. Nếu có thông tin gì cần trao đổi thêm, mọi người liên hệ với nhóm theo thông tin như ở dưới nhé.
Leave a Reply