Chỉ báo kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong phân tích kỹ thuật, trong bài viết này mình sẽ cùng mọi người tìm hiểu chung các vấn đề liên quan đến các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật nhé.
Phân tích kỹ thuật và các chỉ báo
Phân tích kỹ thuật là một phương tiện để kiểm tra và dự đoán biến động giá cả trên các thị trường tài chính, bằng cách sử dụng biểu đồ lịch sử giá và các thống kê thị trường. Nó dựa trên ý tưởng rằng nếu một trader có thể xác định các mô hình thị trường trước đó, họ có thể hình thành một dự đoán khá chính xác về quỹ đạo giá trong tương lai. Đây là một trong hai trường phân tích thị trường lớn, trường còn lại là phân tích cơ bản.
Các chỉ báo kỹ thuật là các phép tính dựa trên lịch sử hoặc dựa trên giá cả, khối lượng hoặc hợp đồng mở của thị trường được sử dụng bởi các trader dựa theo các phân tích kỹ thuật.
Bằng cách phân tích dữ liệu lịch sử, các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ số để dự đoán biến động giá trong tương lai. Mỗi indicator có công thức tính khác nhau, từ cơ bản đến phức tạp. Có indicator chỉ bao gồm một thành phần như MA, RSI,.. nhưng cũng có indicator bao gồm nhiều thành phần như Bollinger Bands, MACD.
Các trader theo trường phái phân tích kỹ thuật hay trường phái phân tích cơ bản hoặc giao dịch theo tin tức thông thường đều cần sử dụng tốt một vài loại chỉ báo trong kỹ thuật.
Xét về ba công cụ chính của phương pháp phân tích kỹ thuật có thể xem xét, bao gồm indicator (chỉ báo), price action (hành động giá) và chart pattern (biểu đồ nến) thì indicator là công cụ được sử dụng nhiều nhất vì tính chất đơn giản và dễ sử dụng của chúng.
Phân loại các chỉ báo
Có các cách phân loại các chỉ báo kỹ thuật dựa trên độ trễ của tín hiệu và cách thức xem xét trên biểu đồ hoặc các công thức mà có các cách phân loại khác nhau.
Dựa trên độ trễ của tín hiệu so với hành động giá có thể phân loại thành: leading indicator (nhóm chỉ báo nhanh) và lagging indicator (nhóm chỉ báo chậm)
Cách phân loại phổ biến nhất thông thường là phân loại chỉ báo dựa trên hành động giá, được phân chia gồm có hai loại:
Nhóm chỉ báo nhanh (oscillator hay leading indicators)
Chỉ báo nhanh hay còn gọi là chỉ báo dao động, là các loại chỉ báo cung cấp các tín hiệu đi trước biến động của giá. Nghĩa là tín hiệu xảy ra trước, sau đó giá mới dịch chuyển theo xu hướng mà tín hiệu cung cấp.
Các chỉ báo này là các chỉ báo nhạy do đó thường có độ sai nhất định (đưa ra các tín hiệu quá sớm), do đó khi vào lệnh mọi người nên có sự chú ý liên quan đến sự xác nhận của các chỉ báo khác hoặc các mô hình biểu đồ và nên sử dụng để xem xét sự đổi chiều của giao dịch.
Các chỉ báo trong nhóm chỉ báo nhanh thường được sử dụng như là RSI, ADX, PARS, stochastic,…
RSI được xem là chỉ báo hay được sử dụng nhất trong nhóm các chỉ báo nhanh, công thức tính dựa trên sự thay đổi của mức giá đóng cửa của kỳ này tới giá đóng cửa kỳ kế tiếp.

Nhóm chỉ báo chậm (lagging indicators)
Là nhóm chỉ báo đi theo xu hướng hay thuộc về chỉ báo động lượng (momentum indicator), đây là những chỉ báo giúp bạn xác định xu hướng, ngay khi chúng được thiết lập, tất nhiên sẽ có đôi chút chậm trễ. Nhưng chúng sẽ ít mắc sai lầm hơn các chỉ báo nhanh.
Khi sử dụng các chỉ báo chậm thông thường chúng sẽ như là một loại chỉ báo xác nhận xu hướng trong giao dịch và hỗ trợ ở khía cạnh phán đoán xu hướng giao dịch.

Dựa trên việc phân loại dựa cách thức xem xét có thể phân loại thành
Các chỉ báo dựa trên phán đoán
Nhóm này bao gồm các phương pháp nhận dạng mẫu trực quan như thanh, đường trendline và phân tích mẫu nến cũng như là các nến. Chúng cũng khó chuyển dịch thành các công thức để chúng ta có thể kiểm tra lại chúng để xem họ sẽ làm việc như thế nào trong lịch sử giá chứng khoán của bạn.
Các chỉ báo dựa trên toán học
Nhóm toán học bao gồm các đường trung bình động, hồi quy, động lượng và các loại tính toán khác. Thể hiện các sự kiện biểu đồ bằng thuật ngữ toán học cho phép bạn kiểm tra lại sự kiện qua dữ liệu lịch sử để xem xét và dự đoán hành động giá tiếp theo như thế nào.
Ví dụ về các chỉ báo này như là Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), phân kỳ hội tụ (MACD), ADX

Kết luận
Thông thường để sử dụng hiệu quả các chỉ báo trong kỹ thuật mọi người sẽ sử dụng kết hợp các loại chỉ báo phù hợp với phong cách giao dịch của mình và sử dụng thành thao một vài chỉ báo để có kết quả tối ưu nhất. Việc quan trọng khi sử dụng các loại chỉ là cần hiểu và nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu và các cách sử dụng chỉ báo để biết khi nào nên sử dụng chỉ báo nào và các vấn đề có thể phát sinh khi tuân theo chỉ báo đó.
Nếu có thắc mắc gì về thông tin, mọi người trao đổi trong các nhóm như thông tin dưới đây nhé.
Leave a Reply