Một mô hình thường được xem xét là mô hình cái nêm trong giao dịch được hình thành bởi đường hỗ trợ và kháng cự. Mô hình này thể hiện giai đoạn xem xét lại của giá hiện tại, thường xảy ra vào cuối xu hướng ngắn của giá và báo hiệu sự cạn kiệt và sắp thay đổi trong đà tăng hoặc giảm giá. Có hai loại nêm là nêm tăng Rising Wedge xuất hiện sau một quá trình giá tăng và nêm giảm Falling Wedge xuất hiện sau một quá trình giá giảm. Cụ thể các dấu hiệu nhận biết mô hình và cách sử dụng chúng ta có thể xem xét trong bài viết ngày hôm nay.
Mô hình cái nêm tăng (rising wedge)
Khái niệm
Mô hình cái nêm hướng lên – nêm tăng (rising wedge) là một đồ thị báo hiệu xu hướng giảm giá có thể xảy ra, trong đó giá dao động với biên độ rộng ở phần dưới và thu hẹp biên độ dần khi càng lên cao hơn. Các nến chạy theo kênh giá hội tụ dần và hướng lên trên.
Rising Wedge xảy ra có thể là dạng mô hình đồ thị tiếp tục xu hướng mà cũng có thể là dạng đồ thị đảo chiều xu hướng chính. Khi ở dạng tiếp tục xu hướng thì Rising Wedge vẫn hướng lên nhưng theo chiều ngược với xu hướng chính (xu hướng giảm giá) và khi là dạng đảo chiều thì Rising Wedge hướng lên và thuận hướng theo chiều của xu hướng chính (là xu hướng tăng giá).
Giao dịch với mô hình rising wedge
Mô hình Rising Wedge được hình thành bởi một đường hỗ trợ với các mức thấp tăng dần và một đường kháng cự với các mức cao cũng tăng dần, tuy nhiên càng lên trên cao thì khoảng cách giữa hai đường hỗ trợ – kháng cự càng hẹp dần và giá có xu hướng bật ra khỏi mô hình. Khi giá vượt qua qua khỏi đường hỗ trợ dưới cùng với khối lượng giao dịch xác nhận thì chính thức mô hình cái nêm tăng có hiệu lực, trader có thể xem xét để mở vị thế bán giá xuống.
Chúng ta cùng xem thêm ví dụ trên đồ thị ngày của BTC với mô hình rising wedge giao dịch thuận chiều xu hướng chính là tăng sau đó giá đảo chiều giảm sau khi phá xuống dưới đường hỗ trợ.

Mô hình cái nêm giảm (falling wedge)
Khái niệm
Mô hình nêm hướng xuống – nêm giảm (falling wedge) là một đồ thị báo hiệu xu hướng tăng giá, trong đó giá dao động với biên độ rộng ở phần trên và thu hẹp biên độ dần khi giá càng xuống thấp hơn. Biểu hiện giá như thế hình thành dạng hình cái nêm hướng xuống khi các nến với giá cao nhất và giá thấp nhất chạy theo kênh giá hội tụ dần.
Mô hình nêm giảm có thể là dạng mô hình đồ thị tiếp tục xu hướng mà cũng có thể là dạng mô hình đồ thị đảo chiều. Khi là dạng tiếp tục xu hướng thì Falling Wedge vẫn hướng xuống nhưng theo chiều ngược với xu hướng chính (là xu hướng tăng giá). Khi là dạng đảo chiều thì Falling Wedge hướng xuống và thuận theo chiều của xu hướng chính (là xu hướng giảm giá)
Giao dịch với mô hình falling wedge
Mô hình cái nêm giảm được hình thành với các đường kháng cự là các mức cao thấp dần và đường hỗ trợ là các mức thấp cũng thấp dần. Khi giá vượt qua qua khỏi đường kháng cự ở trên cùng với khối lượng giao dịch xác nhận thì chính thức mô hình cái nêm giảm có hiệu lực, trader có thể xem xét để mở vị thế đánh giá lên.
Chúng ta cùng xem thêm ví dụ dưới trên đồ thị khung 4h của BTC với mô hình nêm giảm ngược chiều xu hướng chính là tăng, sau khi giá thoát ra khỏi kháng cự trên của nêm đã bật tăng trở lại.

Trên đây mình đã giới thiệu với mọi người các vấn đề liên quan đến mô hình cái nêm giảm và cái nêm tăng. Để có thể xác định được mô hình này tốt hơn, mọi người có thể xem thêm bài viết về hỗ trợ và kháng cự mình đã viết nhé. Các mô hình này đều có thể được xác định và sử dụng trên Tradingview.
Leave a Reply